Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

 khuynh đảo ngai vàng

Mỹ lệ đến mức cảm hóa được cả giặc cướp, Hàn Tử Cao khiến từ thiếu nữ thường dân đến công chúa si mê. Nhưng rốt cuộc, chàng lại vướng vào lưới tình của ông vua Trần Tây để rồi chết bi thảm…
Hàn Tử Cao là người Sơn Âm, Lương Triều, vốn xuất thân từ tầng lớp nghèo hèn, phải mưu sinh bằng nghề khâu giày. Nhưng trái ngược với hoàn cảnh sống tăm tối, hèn hạ, tương truyền chàng có diện mạo đẹp đẽ, sáng tươi như ngọc, tóc mượt đen dài, mắt đẹp mày tằm. Hàn Tử Cao còn có dáng hình tuấn tú, cao dong dỏng, đôi tay dài nhìn rất cuốn hút, khiến cả nam giới lẫn nữ giới đều yêu mến, đặc biệt các thiếu nữ thì rất si mê.
Có giai thoại kể rằng, trong số những thiếu nữ ngày đêm tương tư Tử Cao có cả công chúa Trần Triều nhưng tất cả đều chỉ nhận được sự dửng dưng của chàng. Riêng vị công chúa si tình kia vì bị chối từ đã lâm bệnh, ho ra máu mà chết.
Vẻ đẹp dịu dàng đầy nữ tính của Hàn Tử Cao qua nét vẽ hậu thế.
Thời đại mà Hàn Tử Cao sống, bạo loạn nổi lên khắp nơi, giặc dã thường xuyên cướp bóc, chém giết không nương tay. Một lần khi đang ngồi đóng giày, Hàn Tử Cao thấy ầm ầm ngựa phi, tiếng hò hét kêu khóc ngày càng gần. Ngẩng lên thì đã thấy loang loáng ánh đao sắp kề vào cổ. Thế nhưng lúc Hàn Tử Cao nhìn thấy mặt kẻ định giết mình thì thanh đao cũng dừng lại, tên cướp chăm chăm nhìn mặt Tử Cao. Vẻ đẹp dịu dàng, tươi sáng của chàng thanh niên đã khiến tên cướp quen giết người không ghê tay đó chùn lại. Hàn Tử Cao thoát chết trong gang tấc. Chuyện còn kể rằng nhiều tên cướp khi nhìn thấy vẻ đẹp của Tử Cao đã vứt bỏ binh khí, chẳng nỡ tổn thương chàng dù là một sợi tóc, thậm chí còn kéo chàng chạy trốn khỏi đám hỗn loạn.
Tuy nhiên, đến khi Hàn Tử Cao tình nguyện vào cung Nam Triều, tận tâm hầu hạ Trần Văn đế Trần Tây, một người ái nam ái nữ, thì người ta mới biết tại sao bao nhiêu thiếu nữ xinh đẹp sẵn sàng đi theo mà chàng chẳng thèm đoái hoài. Vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại của Hàn Tử Cao giờ đây cũng được nhìn nhận dưới góc độ của một kẻ “không ra nam, cũng chẳng ra nữ”.
Từ khi vào cung, Tử Cao và Trần Tây ngày đêm quấn quýt, không cần dấu giếm thân phận cũng như chuyện tình ái trái với lẽ thường. Đôi tình nhân đồng tính ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ngày đêm hoan lạc không chán.
Từ một kẻ tiện dân, một bước được hưởng vinh hóa phú quý và nhất mực sủng ái, Tử Cao dần dần thay đổi, không còn giữ được vẻ hiền lành đáng yêu ngày xưa mà cũng nhiệt tình cùng Trần Tây nghĩ ra nhiều trò, nhiều việc bị người đời cười chê, lên án. Một lần cao hứng, Tử Cao đòi người tình sắc phong mình là Nam Hoàng hậu và ghi vào triều luật để áp dụng về sau. Ý tưởng vô tiền khoáng hậu này được đánh giá là điên rồ hơn tất thảy mọi ý thích ngông cuồng của tất cả các mỹ nữ, hoàng hậu, công chúa từ trước đến nay.
Trần Tây say mê Tử Cao vô cùng, một lời nói ra của Tử Cao là mệnh lệnh đối với vị vua khác người này. Tuy nhiên, có vẻ Trần Tây cũng thấy rằng điều ước muốn của Tử Cao khó được quần thần chấp nhận nên đành ậm ừ hoãn binh.
Mong ước của Tử Cao chưa kịp thành hiện thực thì một lần, Tử Cao nhỏ to với Trần Tây việc gì không rõ nhưng ngay lập tức triều thần kinh hãi khi thấy Trần Tây nổi giận lôi đình và xuống chiếu giết cả dòng họ Vương Tư Mã. Hành động cảm tính này của ông vua si tình đã châm ngòi cho cuộc chiến trong vương triều và kết quả là Trần Tây để mất ngôi báu, vương triều chuyển sang tay người khác.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, đây là một câu chuyện độc nhất vô nhị nói về một người vì cuộc tình đồng tính mà dẫn đến cuộc biến loạn vương triều.
Mặc dù bị chê cười nhưng trong sử sách cũng ghi nhiều chuyện cho thấy tình cảm của Tử Cao và Trần Tây tuy “biến thái” nhưng rất nồng thắm, tình nghĩa. Sau những biến cố triều chính, Trần Tây lâm bệnh nặng, Tử Cao không khác gì một người vợ thương chồng ngày đêm gần cận chăm sóc chu đáo, tự tay cho Trần Tây ăn cơm, uống thuốc, khiến Trần Tây rất cảm động và tình nghĩa ngày càng sâu nặng. Lúc lâm chung, Trần Tây đuổi hết mọi người ra ngoài, trong cung chỉ còn một mình với Tử Cao, cùng khóc lóc nói những lời ly biệt.
Sau khi “người tình” qua đời, vương triều rơi vào tay kẻ khác, Hàn Tử Cao biết mình cũng chẳng sống được bao lâu nên rất an phận, im lặng sống trong góc hậu cung, trốn tránh mọi sự giao tiếp dù mới khoảng 30 tuổi. Không lâu sau Hàn Tử Cao nhận được lệnh chết, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của một trong những đại mỹ nam nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại.
Bài viết này ta thực sự không biết là nên nghĩ thế nào a ~ Hàn Tử Cao có phải hay không đã thay đổi tính tình khi một bước trở thành tri kỉ của bậc đế vương? Hay đó là do người đời sau không chấp nhận mối tình ấy mà ghi chép sai lệch? Sự thật đằng sau mối tình ấy là gì? Không ai biết, chuyện tình này mãi mãi vùi chôn trong tầng tầng cát bụi thời gian. Lịch sử là lịch sử, chúng ta chỉ có thể suy đoán phần nào dựa trên những cổ vật, ghi chép xa xưa. Lịch sử của một triều đại được quyết định bởi người đứng đầu triều đại ấy ,đồng thời chịu ảnh hưởng của người đứng đầu triều đại sau. Vì thế, lịch sử có thể khách quan nhưng chủ quan là không ít a ~ Đây là một ý kiến khác về Tử Cao mà ta lấy được trên blog của http://vn.360plus.yahoo.com/zizi-ngoc
Hàn Tử Cao, người Sơn Âm, Cối Kê, Lương Triều, xuất thân từ tầng lớp hạ tiện, phải mưu sinh bằng nghề làm giày dép.
Tương truyền, chàng có “diện mạo đẹp đẽ, khiết bạch sáng tươi, tựa như người ngọc. Tráng vuông tóc mượt, mày tằm tự nhiên, ai thấy đều mến” (容貌艳丽,纤妍洁白,如美婦人。螓首膏髮,自然娥眉,見者靡不嘖嘖:Dung mạo diễm lệ, tiên nghiên khiết bạch, như mỹ phụ nhân. Tần thủ cao phát, tự nhiên nga mi, kiến giả mị bất trách trách). Xét về khuôn mặt đẹp, thì Hàn Tử Cao hơn hẳn Chu Tiểu Sử – một mỹ thiếu niên nổi tiếng đời Tấn).
Tử Cao sinh ra trong thời loạn quân, kẻ địch mặc sức huơ chiếc thương dài mà chém giết điên dại, nhưng khi nhìn thấy Hàn Tử Cao thì lại vứt bỏ binh khí trong tay, lại chẳng có ai nỡ lòng sát hại chàng, dù là một sợi tóc. Sử viết rằng: Lính cuồng huơ thương sắc nhưng vì lòng bất nhẫn nên chỉ huơ xuống nửa chừng, có tên lại giúp chàng vượt ra xa. Từ đó có thể thấy Hàn Tử Cao đẹp đến mức nào.
Không chỉ có khuôn mặt đẹp mà chàng có thân hình cao dong dỏng, đôi tay dài, thiện việc bắn tên cưỡi ngựa, dáng hình tuấn tú, da thịt đầy mị lực, quả thực là rất đỗi đẹp đẽ, khiến người ta không thể quyến luyến. Có biết bao nhiêu thiếu nữ, trong đó có cả công chúa Trần Triều (陳朝), họ đều thương thầm Tử Cao đến si dại, đêm ngày tưởng nhớ khiến ho ra máu mà chết.
Nhưng Hàn Tử Cao lại cam tâm hạ mình hầu hạ Trần Văn đế Trần Tây (陳茜) của Nam triều (đây là một người đồng tính luyến ái), họ ăn cùng mâm, ngủ cùng giường, ngày đêm không cách xa nhau. Và lại do một lời của Tử Cao, Trần Tây đã nổi giận và tiêu diệt cả dòng họ Vương Tư Mã (王司馬), cuối cùng đã tạo nên kết cuộc triều Lương bị diệt vong và triều Trần được kiến lập.
Trong lịch sử Trung Quốc, đây là một câu chuyện độc nhất vô nhị nói về một người vì cuộc tình đồng tính mà dẫn đến cuộc biến loạn vương triều. Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tử Cao là người đề xướng ra khái niệm nam hoàng hậu (男皇后), tuy rằng chưa trở thành hiện thực, nhưng sự thật về sắc đẹp khuynh thành của Hàn Tử Cao lại không thể phủ nhận.
Khi Trần Tây bị bệnh, Tử Cao đã hầu nước bưng thuốc, giây phút không xa, khiến cho Trần Tây được an ủi rất lớn trong những giờ phút sắp lìa đời. Tất cả mọi người trong một hoàng cung rộng lớn đều bị đuổi ra ngoài cửa, chỉ riêng Hàn Tử Cao được hầu hạ Trần Tây, sống qua khoảng thời gian cuối cùng của hai người. Sau khi Trần Tây mất, Tử Cao bị ban cho tội chết, khi ấy chàng chỉ mới ba mươi tuổi.
_____Kết hạ_____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét